Nâng mũi là gì? các phương pháp sửa mũi đẹp an toàn nhất hiện nay

Nâng mũi là phương pháp phẫu thuật chỉnh hình phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay. Dựa vào nhu cầu về sở thích hoặc muốn khắc phục các khuyết điểm bạn có thể chọn cho mình các phương pháp nâng mũi phù hợp như sửa nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn tự thân, nâng mũi sline Hàn Quốc, tiêm filler hoặc nâng mũi không cần phẫu thuật bằng kẹp nâng sụn, chỉ hoặc mỡ tự thân. Cùng Sức Khỏe Chuân Mực tham khảo một số phương pháp sửa mũi an toàn và phổ biến nhất hiện nay.

nâng mũi

Nâng mũi là gì?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ chỉnh sửa cấu trúc phổ biến, cách này được áp dụng nhằm cải thiện các khuyết điểm ở vùng mũi như mũi bị gồ, sống mũi thấp, đầu mũi tròn – to, cánh mũi bè, thô và dày làm mất thẩm mỹ khuông mặt. Hiện nay có 2 loại thẩm mỹ mũi chính đó là nâng mũi phẫu thuật xâm lấn và nâng mũi không phẫu thuật.

Nâng mũi không phẫu thuật là áp dụng phương pháp sử dụng mỡ tự thân, chỉ filler (chất làm đầy). Phương pháp này chỉ được áp dụng khi vùng mũi ít khuyết điểm.

Còn lại là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, với phương pháp này có thể tái cấu trúc, chỉnh sửa hầu như là toàn bộ các khuyết điểm ở vùng mũi. Và đối với phẫu thuật sẽ có nhiều cách khách nhau nên bạn cần lựa chọn phương pháp phù hợp với mình.

Có nên nâng mũi không?

Nâng mũi là phương pháp chỉnh sữa cấu trúc thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay. Mũi đẹp, thon gọn và thanh tú có thể giúp bạn cải thiện được ngoại hình một cách rõ rệt giúp khuôn mặt trở nên lôi cuốn và đẹp hơn. Và đây cũng là nhu cầu làm đẹp không chỉ của riêng nữ và nam giới cũng rất quan tâm đến điều này.

đối tượng nâng mũi

Khi nào bạn nên sữa mũi

  • Sống mũi thấp, thô lệch hoặc gồ ghề
  • Cánh mũi to, dày và bè
  • Kích thước mũi không cân xứng với khuôn mặt, ngắn, to hoặc lệch nhiều
  • Đầu mũi tròn, to (mũi lân)

Lưu ý, không nên can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ đối các đối tượng sau:

  • Người dưới 18 tuổi: Cấu trúc mũi ở người dưới 18 tuổi chưa ổn định.Vì vậy, hầu hết các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đều không được thực hiện ở dưới độ tuổi 18 trở xuống.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: Các loại thuốc gây tê và một số loại thuốc dùng sau phẫu thuật có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi và nguồn sữa. .
  • Một số bệnh lý nội khoa: Những ai đang mắc các bệnh lý về nội khoa như thần kinh, tiểu đường, rối loạn đông máu, cao huyết áp…

Các phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện nay

Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp xâm lấn giúp cải thiện khuyết điểm bằng cách thay d đổi, chỉnh sửa cấu trúc mũi. Các phương pháp phẫu thuật nâng mũi phổ biến nhất hiện nay:

Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình toàn bộ cấu trúc vùng mũi bao gồm cả sống mũi, đầu mũi và cánh mũi. Phương pháp này thường được áp dụng đối với trường hợp mũi có nhiều khuyết điểm.

nâng mũi cấu trúc

Đối với phương pháp nâng mũi cấu trúc, các bác sĩ sẽ trực tiếp phẫu thuật lấy sụn tự thân (sụn vách mũi, sụn sườn hoặc sụn ở vành tai). Sau đó sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật cắt mở toàn bộ cấu trúc mũi, sử dụng sụn tự thân để tạo một đầu mũi mới và sử dụng sụn nhân tạo để nâng sống mũi. Sau đó, tùy theo nhu cầu của từng người mà có thể yêu cầu bác sĩ thu gọn cánh mũi và chỉnh sửa một số khuyết điểm khác.

Ưu điểm:

  • Bạn có thể cải thiện được hoàn toàn các khuyết điểm ở vùng mũi
  • Cải thiện được biến chứng do phẫu thuật mũi hỏng

Hạn chế:

  • Thời gian thực hiện hơi lâu, cần nhiều thời gian để phục hồi
  • Chi phí khá cao
  • Có nguy cơ gây thủng đầu mũi
  • Khó sửa chữa nếu như xuất hiện biến chứng

Nâng mũi Hàn Quốc thông thường

Nâng mũi Hàn Quốc là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Cách này sử dụng các vật liệu tổng hợp để nâng sống mũi lên, giúp cho khuôn mặt bạn trở nên đẹp và thanh tú hơn. Đối với phương pháp này sẽ không can thiệp đến vách mũi, đầu mũi, cánh mũi và hầu như không làm biến dạng cấu trúc mũi.

nâng mũi hàn quốc

Hiện nay các thẩm mỹ viện thường sử dụng sụn bọc nhân tạo, sụn vành tai, sụn sườn hoặc sụn vách mũi,…) để tăng mức độ tương thích cho cấu trúc mũi.

Ưu điểm:

  • Thời gian phẫu thuật nhanh thực hiện nhanh
  • Chi phí phù hợp
  • Phục hồi nhanh và không để lại sẹo

Hạn chế:

  • Đối với phương pháp này sẽ chỉ cải thiện được sống mũi thấp
  • Có thể sẽ không tự nhiên như các phương pháp khác bởi vì chỉ chỉnh sửa được sống mũi, phần đầu mũi, cánh mũi và vành mũi sẽ không sửa tương thích theo được.
  • Một thời gian có thể đầu mũi sẽ bị bóng và đỏ do sụn nhân tạo ma sát với lớp mô da.

Nâng mũi bọc sụn (kết hợp sụn nhân tạo + tự thân)

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp nâng mũi được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp này được nghiên cứu và ra đời nhằm cải thiện một số khuyết điểm của phương pháp nâng mũi truyền thống như đầu mũi đỏ, bóng và không tự nhiên.

nâng mũi bọc sụn sline

Nâng mũi bọc sụn được thực hiện bằng cách dùng các vật liệu sụn nâng nhân tạo có độ mềm, dẻo cao kết hợp với sụn tự thân ở sụn tai, sụn sườn, cơ tháo dương để bao bọc phần đầu mũi.

Xem thêm:  Căng da mặt nội soi có nên không, giá bao nhiêu? địa chỉ phẫu thuật uy tín

Cách này tạo nên sống mũi cao, thanh tú, đầu mũi nhỏ gọn và hạn chế được các khuyết điểm. Phương pháp này có thể khắc phục được khuyết điểm như mũi thấp, đầu mũi tròn và to. Phương pháp này được phẫu thuật bằng cách tạo đường mổ có kích thước nhỏ, các bác sĩ sẽ đưa 2/3 đoạn sụn nhân tạo để nâng sống mũi và sau đó sử dụng sụn tự thân đặt vào 1/3 đầu mũi.

Ưu điểm:

  • Cải thiện được các khuyết điểm ở mũi giúp cho khuôn mặt trở nên đẹp hơn và lôi cuốn hơn.
  • Thời gian thực hiện khá nhanh (tầm 45 phút)
  • Khắc phục được những biến chứng khuyết điểm của phẫu thuật thường.
  • Có thể duy trì thời gian dài.

Hạn chế:

  • Chi phí tất nhiên là sẽ cao hơn so với nâng sống mũi đơn thuần
  • Đối với trường hợp đã lấy sụn vách ngăn mũi sẽ phải sử dụng sụn ở những vị trí khác nên thời gian phẫu thuật có thể sẽ kéo dài và chi phí sẽ cao hơn so với giá niêm yết
  • Không khắc phục được một số khuyết điểm ở mũi như cánh mũi to bè, lỗ mũi không cân xứng,…

Một số phương pháp sửa mũi an toàn phổ biến khác

Ngoài các phương pháp trên dưới đây là các phương pháp(tên gọi) phổ biến khác như:

Nâng mũi bán cấu trúc

Nâng mũi bán cấu trúc là phương pháp phẫu thuật chỉnh hình chỉ can thiệp vào một số vùng của cấu trúc mũi như sống mũi, cánh mũi hoặc đầu mũi. Hiện nay, nâng mũi bán cấu trúc thường được dùng để chỉ những phương pháp thẩm mỹ 1 phần mũi như nâng mũi đơn thuần hoặc nâng mũi bọc sụn.

nâng mũi

Nâng mũi S-Line

Mũi S-Line có sống mũi thẳng và độ cao vừa phải, phần đầu mũi nhỏ đường nét tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt người Việt Nam. Nâng mũi S-Line được thực hiện bằng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi bọc sụn.

nâng mũi sline

Nâng mũi L-Line

Nâng mũi L-Line là dáng mũi thẳng, cao kết hợp với đầu mũi nhọn. Khi nhìn nghiêng, mũi tạo thành hình dáng tương tự như chữ L. Kiểu dáng mũi này thích hợp với nam giới và nữ giới có khuôn mặt dài. Đối với phương pháp này cũng được thực hiện bằng phương pháp nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi bán cấu trúc.

Lưu ý, hiện nay các thẩm mỹ sử dụng các tên gọi khác nhau mục đích là để quảng cáo các dịch vụ sửa mũi. Tuy nhiên ở thực tế thì phẫu thuật nâng mũi chỉ gồm 3 phương pháp chính là nâng mũi đơn thuần, nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc.

Các phương pháp nâng mũi không phẫu thuật

Thường sửa mũi chi phí khá cao, nên không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận các phương pháp chỉnh sửa đắt tiền hoặc đối với những ai có vùng mũi không có quá nhiều khuyết điểm. Dưới đây là một vài phương pháp sửa mũi hông cần phẫu thuật

1. Nâng mũi bằng cách tiêm filler (chất làm đầy)

Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ được áp dụng nhiều trong những năm gần đây. Phương pháp này dùng loại filler tương ứng để có thể cải thiện một số khuyết điểm nhỏ trên khuôn mặt của bạn. Hiện nay, thì phương pháp nâng mũi bằng tiêm filler được khá nhiều người ưa chuộng vì hầu như nó không xâm lấn mô, thời gian phục hồi nhanh và chi phí thấp.

tim filler nâng mũi

Đối với cách này, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp filler vào phần đầu mũi để tạo đầu mũi nhỏ. Điều này sẽ giúp cho mũi trở nên thanh thoát và hài hòa hơn.

Ưu điểm:

  • Không gây đau nhức, thời gian phục hồi nhanh
  • Chỉ thực hiện trong khoảng 20 phút
  • Chi phí thấp
  • Đặc biệt là bạn có thể tiêm làm tan filler nếu không ưng ý với kết quả sau khi thực hiện

Hạn chế:

  • Chỉ cải thiện được đầu mũi tròn, không can thiệp được đến sống mũi hay cánh mũi
  • Phải tiêm bổ sung sau 1 – 2 năm vì filler có thể bị cơ thể hấp thu sau thời gian
  • Luu ý mặc dù có mức độ xâm lấn thấp, không làm vỡ cấu trúc nhưng tiêm chất làm đầy có thể gây ra một số các biến chứng không mong muốn như: nhiễm trùng, hoại tử da mũi và tổn thương dây thần kinh thị giác

2. Nâng mũi bằng chỉ

Sửa mũi bằng chỉ là một trong những phương pháp nâng mũi không cần đến phẫu thuật và khá phổ biến.

nâng mũi bằng chỉ

Phương pháp này sử dụng chỉ sinh hoạt hoặc chỉ collagen được đưa vào mũi bằng kim tiêm. Sau đó, kéo căng chỉ để tạo khung nâng đỡ và giúp sống mũi cao, thanh thoát hơn. Chỉ sẽ tự tiêu hoàn toàn mà không cần phải phẫu thuật để loại bỏ sau một thời gian nhất định.

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng (20 – 30 phút)
  • Tốc độ phục hồi nhanh, chế độ chăm sóc khá đơn giản
  • Có thể cải thiện được khuyết điểm sống mũi thấp vừa và đầu mũi tròn
Xem thêm:  Độn cằm V line có vĩnh viễn không? giá bao nhiêu, top địa chỉ uy tín nhất

Hạn chế:

  • Sử dụng chỉ tự tiêu nên sẽ không duy trì được lâu dài.
  • Chỉ có thể cải thiện phần sống mũi, không thể cải thiện cánh mũi, đầu mũi ngắn hoặc quá to
  • lưu ý là có thể gây dị ứng đối với một số trường hợp

Một số loại chỉ thường sử dụng: nâng mũi bằng chỉ ultra v lift, chỉ vàng 24k, chỉ tự tiêu, chỉ misko, collagen. Bạn có thể tham khảo thêm tại webtretho

3. Nâng mũi không phẫu thuật bằng mỡ tự thân

Cách này sử dụng mỡ tự thân của chính bạn, sau đó đem chiết tách và tiêm trực tiếp vào phần cấu trúc mũi.

nâng mũi bằng tim mỡ tự thân

Nâng mũi bằng mỡ tự thân có cải thiện được hình dáng mũi và khắc phục một số khuyết điểm nhỏ. Phương pháp này sử dụng mỡ tự thân nên có mức độ tương thích khá cao, ít gặp tác dụng phụ.

Ưu điểm:

  • Cho kết quả ngay lập tức sau khi thực hiện
  • Có thể chỉnh sửa nếu không hài lòng với kết quả sau khi thực hiện
  • Cho kết quả lâu dài, an toàn hơn so với tiêm filler

Hạn chế:

  • Quy trình thực hiện sẽ khá phức tạp do phải chiết tách mỡ
  • Chỉ cải thiện được một số khuyết điểm nhỏ
  • Kết quả chỉ duy trì được một thời gian nhất định

Các thông tin trên là thông tin cập nhật các phương pháp sửa mũi không phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay. Cho nên nếu bạn muốn tìm hiểu đầy đủ các phương pháp chỉnh hình mũi, bạn nên trao đổi trực tiếp với các bác sĩ thẩm mỹ.

Bảng giá nâng mũi được cập nhật mới nhất hiện nay

Nâng mũi giá bao nhiêu? nâng mũi giá 5 triệu có an toàn không?

Các bạn lưu ý là tiền nào thì của đó, bạn nên chọn các địa chỉ uy tín và thường thì giá sẽ từ 10 triệu cho đến trên 30 triệu tùy nhu cầu bạn có sửa nhiều hay ít và tùy vào sự uy tín của từng cơ sở.

Chi phí, giá nâng mũi cập nhật mới nhất hiện nay

Loại phẫu thuật thẩm mỹ Giá
Mài gù6.000.000
Cuộn cánh mũi7.000.000
Nâng mũi Hàn Quốc8.000.000 – 10.000.000
Tạo hình xương mũi10.000.000
Nâng mũi sửa lại12.000.000 – 14.000.000
Mũi méo sửa lại15.000.000
Tạo hình khuyết mũi15.000.000
Nâng mũi S-Line bọc cân – bọc sụn20.000.000
Nâng mũi S-Line bọc cân – bọc sụn sửa lại25.000.000
Tạo hình mũi lân30.000.000
Tạo hình mũi két35.000.000
Nâng mũi Sline cấu trúc37.000.000
Nâng mũi Sline cấu trúc sửa lại42.000.000 – 45.000.000
Nâng mũi Sline sụn hiến tặng55.000.000

Lưu ý bảng giá trên là giá tham khảo, giá sẽ có thể chênh lệch theo từng cơ sở

Quy trình nâng mũi phẫu thuật/ không phẫu thuật

Thường các quy trình sẽ được diễn ra như sau:

1. Chuẩn bị trước khi thực hiện

Trước khi phẫu thuật, bạn cần khai báo sức khỏe với bác sĩ và tất cả các loại thuốc đang sử dụng.

Lưu ý trước khi phẫu thuật:

  • Tuyệt đối bạn không được sử dụng thuốc trước 3 tuần phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt là các loại thuốc chống đông máu, Aspirin. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng trong ít nhất 15 ngày để được tư vấn cụ thể.
  • Không được sử dụng rượu bia, chất kích thích và thuốc lá trước phẫu thuật 2 tuần.
  • Trước khi phẫu thuật, nên giữ tâm lý thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
  • Lưu ý bạn cần nhịn ăn và uống các loại nước có màu trong ít nhất là 8 tiếng đồng hồ trước khi phẫu thuật. Bạn chỉ được uống nước lọc nhưng với mức độ vừa phải.
tư vấn nang mũi

2. Quy trình thực hiện

Quy trình nâng mũi không phẫu thuật và phẫu thuật:

Bước 1: Thăm khám

Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát để chắc chắn rằng bạn có đủ sức khỏe để phẫu thuật.

Bước 2: Đo vẽ dáng mũi

Bác sĩ sẽ tiến hành đo vẽ dáng mũi trước khi thực hiện.

Bước 3: Sát khuẩn và gây tê vùng mũi

Để hạn chế sự nhiễm trùng và giảm đau, bác sĩ sẽ thực hiện sát khuẩn và gây tê trước khi tiến hành phẫu thuật. Đối với các trường hợp phải sử dụng sụn tự thân – đặc biệt là sụn sườn.

Bước 4: Lấy sụn tự thân (đối với sửa mũi can thiệp phẫu thuật)

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn tự thân ở vách ngăn mũi hoặc sụn tai. Tuy nhiên đối với những trường hợp bạn đã lấy sụn trước đây, bác sĩ sẽ lấy phần sụn sườn.

Bước 5: Tiến hành nâng mũi

Tiếp theo sẽ tiến hành sửa mũi không phẫu thuật/ phẫu thuật để tạo hình mũi, cải thiện và khắc phục các khuyết điểm.

Bước 6: Tư vấn về cách chăm sóc phậu phẫu

Sau khi sửa mũi, bạn sẽ được các bác sĩ dặn dò về việc sử dụng thuốc để phòng ngừa viêm nhiễm và note lại các chế độ chăm sóc hậu phẫu thuật nhằm giúp vết thương nhanh lành hơn. Ngoài ra, nếu bạn chăm sóc đúng cách chỉ dẫn thì kết quả sẽ còn giúp mũi bạn lên form một cách tự nhiên, hài hòa, thanh tú và duy trì được thời gian lâu hơn.

3. Chăm sóc sau khi nâng mũi

Sau khi nâng mũi, bạn cần chăm sóc thật kỹ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để mũi lên được form đẹp như mong muốn.

chăm sóc sau nâng mũi

Các chế độ chăm sóc sau khi sửa mũi:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ và bạn cần tái khám để cắt chỉ, và thăm khám tình trạng mũi.
  • Bạn có thể sẽ đặt ống dẫn lưu sau khi phẫu thuật để giúp các dịch ứ và máu dư thoát ra bên ngoài.
  • Nên chườm lạnh xung quanh mũi từ 3 – 4 lần/ ngày để giảm sưng. Tuy nhiên, không nên để nước dính vào vết mổ. Lưu ý là ngày thứ 4 – 5, mũi bắt đầu xuất hiện hiện tượng bầm tím và sưng đỏ. Lúc này, bạn có thể dùng trứng gà luộc để lăn nhẹ xung quanh vùng mũi để làm tan vết máu bầm.
  • Phải lưu ý là tuyệt đối không được để dính nước vào vết mổ trong ít nhất là 7 ngày. Không nên trang điểm trong khoảng 1 tháng đầu sau khi phẫu thuật nâng mũi.
  • Bạn nên nghỉ ngơi tại nhà chờ mũi hồi phục. Khi vết mổ đã lành, có thể đi lại nhẹ nhàng để thúc đẩy máu tuần hoàn và có thể sẽ giảm hiện tượng sưng bầm.
  • Để tránh tình trạng vẹo sống mũi, bạn nên nằm ngửa khi ngủ và tránh các tác động mạnh lên cơ quan này như: chà xát, vận động mạnh, cúi người về phía trước,…).
  • Chú ý là nên kiêng cử sinh hoạt vợ chồng trong ít nhất là khoảng 15 ngày sau khi phẫu thuật mũi. Sau thời gian 15 ngày, bạn nên quan hệ nhẹ nhàng để tránh gây lệch mũi, và hỏng mũi,…
  • Khoảng 2-3 tháng bạn mới nên tạp thể dục lại bình thường.
Xem thêm:  Tiêm môi filler giữ được bao lâu? giá bao nhiêu? Top địa chỉ uy tín

Bạn cần ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái để thúc đẩy được tốc độ phục hồi của mũi.

Nâng mũi có nguy hiểm không?

Nâng mũi thật sự không nguy hiểm gì cả nếu như bạn chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín. Nếu bạn thực hiện sửa mũi tại các cơ sở kém chất lượng thì bạn có thể gặp phải một số biến chứng không mong muốn như sau:

có nên nâng mũi không
  • Đầu mũi đỏ, bóng hoặc bị lộ sống mũi giả (thường gặp ở phương pháp nâng mũi đơn thuần hoặc nâng quá cao, phần da ở sống mũi ít)
  • Mũi bị co rút và bị tụt sống mũi sau một thời gian sửa.
  • Mũi bị lệch, vẹo, không hài hòa tự nhiên
  • Mũi bị hoại tử do tiêm filler không rõ nguồn gốc, chăm sóc không đúng cách hoặc do thiết bị, dụng cụ phẫu thuật chưa được vô trùng hoàn toàn.
  • Đặc biệt tiêm filler nâng mũi còn gây tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng nặng đến thị lực, đã có trường hợp bị mù mắt.
  • Nâng mũi bằng chỉ có thể sẽ gây dị ứng với chất liệu chỉ

Ngay khi xuất hiện các biểu hiện bất thường, bạn nên lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, kiểm tra và xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết mũi bị hư, nhiễm trùng sau khi nâng mũi

Sau đây là các dấu hiệu nhận biết mũi bị hư và nhiễm trùng.

1/ Mũi sưng nề, bầm tím lâu, không thuyên giảm

Thông thường, sau phẫu thuật, dáng mũi sẽ chỉ bị sưng và bầm trong khoảng thời gian ngắn từ 7-10 ngày thì sẽ thuyên giảm khoảng 80%. Nếu như mũi của bạn gặp phải tình trạng này kéo dài quá lâu thì chắc chắn rằng mũi bạn đang gặp phải triệu chứng của tác động mạnh hoặc nhiễm trùng.

nâng mũi bị hư

2/ Mũi đau nhức, chảy dịch, mưng mủ, hoại tử

Mũi đau nhức, chảy dịch màu đỏ đậm, kèm mùi hôi, mưng mủ, có dịch màu vàng, xuất hiện dấu hiệu hoại tử như da sưng viêm, sần sùi…. Đây đều là dấu hiệu của việc nhiễm trùng mũi tình trạng nặng. Nếu gặp phải bản nên lập tức đến ngay bác sĩ để chữa trị kịp thời.

3/ Sống mũi lệch vẹo, đầu mũi bóng đỏ

Sống mũi bị lệch vẹo là do người thực hiện không có chuyên môn cao, không gia cố chắc chắn phần sụn sống mũi. Một số trường hợp còn lại là do cách chăm sóc của chính bạn không đúng cách như nằm nghiêng hoặc va đập mạnh vào sống mũi,…

Trường hợp đầu mũi bị bóng đỏ, lộ sụn là do chất liệu sử dụng để độn quá cứng hoặc là người thực hiện nâng mũi quá cao trong khi da vùng mũi quá mỏng, dẫn tới sụn sống mũi liên tục gây ma sát, bào mòn các tế bào da, và cuối cùng gây nên hiện tượng bóng đỏ.

Một số lưu ý khi thực hiện nâng mũi

Nâng mũi sẽ giúp bạn cải thiện hoàn toàn các khuyết điểm ở vùng mũi, giúp khuôn mặt trở nên cuốn hút và thanh tú hơn.

chăm sóc mũi sau khi nâng

Tuy nhiên trước khi sửa mũi, bạn cần nên để tâm đến một số các vấn đề như sau:

  • Nên lựa chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín
  • Trung thực khai báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các loại thuốc đang sử dụng (kể các loại vitamin hoặc thảo dược).
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật.
  • Nên chọn dáng mũi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt, không nên chọn theo xu hướng.
  • Cần thận trọng trong các hoạt động, không nên cử động mạnh để giảm thiểu nguy cơ tai nạn và chấn thương.
  • Thăm khám mũi định kỳ 1 – 2 lần/ năm để bác sĩ đánh giá tình trạng, cấu trúc mũi và phát hiện sớm các biến chứng không như mong muốn.

Sức Khỏe Chuẩn Mực Hy vọng thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.